Các quốc gia đồng văn Công_chúa

Hữu Trí Tử Nội thân vương - cũng xưng Trai Viện công chúa

Nhật Bản

Mặc dù chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhưng trong lịch sử Nhật BảnLưu Cầu lại không sử dụng tước hiệu Công chúa.

Con gái và cháu gái trực hệ 3 đời của Thiên hoàng được phong tước hiệu Nội thân vương (内親王; Naishinnō), được xem là tương đương tước hiệu Công chúa. Các cháu gái trực hệ ngoài 3 đời được phong tước hiệu Nữ vương (女王; Nyoō), tương đương tước hiệu Quận chúa.

Tuy nhiên, xưng hiệu Công chúa (Kōshu) đôi khi vẫn được các Hoàng nữ và Nội thân vương sử dụng như một Đường danh (唐名; とうめい), có thể hiểu là một dạng Nhã xưng trong văn hóa Nhật Bản. Như ở Thời kỳ Asuka, Hoàng nữ của Khâm Minh Thiên hoàng, Huyệt Tuệ Bộ Gian Nhân (穴穂部間人) xưng hiệu là Khổng Bộ Gian Nhân Công chúa (孔部間人公主)[21]. Hoặc ở Thời kỳ Heian, Nội thân vương Uchiko, Hoàng nữ của Tha Nga Thiên hoàng, xưng hiệu là Trai Viện Công chúa (斎院公主)[22].

Tại Vương quốc Lưu Cầu, do vốn là một phiên quốc của Trung Quốc, con gái của các quốc vương Lưu Cầu chỉ sử dụng tước cao nhất là Ông chúa (翁主), không sử dụng đến tước hiệu Công chúa.

Triều Tiên

Trong tài liệu tiếng Triều Tiên hiện đại, tước hiệu "Công chúa" được viết là [공주] và được phiên âm thành Gongju hoặc Kongchu. Chịu ảnh hưởng văn hóa Hán từ sớm, trong lịch sử, danh hiệu Công chúa được ghi nhận đầu tiên từ đầu thời Tam Quốc, như Lạc Lãng công chúa (낙랑공주) của nước Lạc Lãng, Bình Cương công chúa (평강공주) của Cao Cú Ly hay Thiện Hoa công chúa (선화공주) của Tân La. Sử liệu cũng ghi nhận các vương nữ của Tân La được phong các tước hiệu Công chúa (궁주), Trạch chúa (택주) hoặc Điện chúa (전주). Tuy nhiên, sau khi kết hôn, các Vương nữ đều xưng là Phu nhân.

Vào thời đại nhà Triều Tiên Lý thị, đích-thứ khác biệt, các Vương nữ do Vương phi sinh ra là Đích nữ, được phong làm Công chúa, như Trinh Minh Công chúa - con gái của Triều Tiên Tuyên Tổ. Còn con gái do hậu cung sinh ra đều gọi là Ông chúa. Con gái của Thế tử, nếu là đích nữ thì phong làm Quận chúa (군주), thuộc hàng Chính nhị phẩm; còn con gái do thiếp thất sinh ra là Huyện chúa (현주), thuộc hàng Tòng nhị phẩm.

Trong lịch sử Triều Tiên, chỉ duy nhất một vị vương nữ không phải Vương phi sinh ra, nhưng vẫn là Công chúa, chính là Nghĩa Thuận công chúa (의순공주), người được phái đi Hòa thân, làm thiếp của Duệ Trung Thân vương Đa Nhĩ Cổn của nhà Thanh.

Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, phong hiệu Công chúa chưa được nghiên cứu tường tận và không có tư liệu lịch sử rõ ràng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ở thời kì Hùng VươngÂu Lạc, Vương nữ được gọi là Mị Nương (媚娘) dù còn mang nhiều sắc màu truyền thuyết nhưng được xem là ghi chép sớm nhất về phong hiệu dành cho các bậc quân vương Việt Nam.

Sau khi giành được độc lập, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, đều không ghi nhận điển lễ về tước hiệu công chúa. Sử sách hầu như ghi chép các hoàng nữ đều kèm theo danh xưng công chúa, như Phất Kim công chúa của nhà Đinh hoặc Phất Ngân công chúa của nhà Tiền Lê. Sang thời đại nhà Lý, khi chế độ đủ đầy phỏng theo chế độ Trung Hoa, phong hiệu phần nhiều đều phỏng theo chế độ nhà Đườngnhà Tống, thì ở Việt Nam có các bậc: Thái trưởng công chúa, Trưởng công chúa, Công chúa, Quận chúa, Huyện chúa,... Theo Sử ký toàn thư ghi nhận, Thiên Ninh công chúa vào thời Trần Nghệ Tông được phong làm ["Lạng Quốc Thái trưởng công chúa"; 諒國太長公主], cho thấy chắc chắn sự mô phỏng chế độ phong hiệu hoàng tộc theo lối Trung Hoa của triều đại Lý-Trần.

Ngoài ra, lịch sử các triều đại Việt Nam ghi nhận một số lượng đáng kể danh hiệu công chúa được xưng tụng cho các nữ giới được thờ phụng như những vị thần, như Đông Triều công chúa (lịch sử) hay Liễu Hạnh công chúa (thần thoại)...

Một số công chúa hoàng gia nổi bật trong lịch sử Việt NamCác danh nhân lịch sử được xưng tụng danh hiệu công chúaCác nhân vật thần thoại dân gian được xưng tụng danh hiệu công chúa